Bập bùng bếp lửa giữa đại ngàn

Lượt xem:

Đọc bài viết

BẬP BÙNG BẾP LỬA GIỮA ĐẠI NGÀN

Mùa đông đến, thầy cô giáo ở vùng cao lại đối diện với cái rét căm căm giữa núi rừng, công cuộc mang cái chữ đến với các em thật gian nan và vất vả. Ông bà ta từng nói cái “cái khó ló cái khôn” cũng chính vì vậy đối diện với cái lạnh thấu xương thầy cô giáo cũng học hỏi kinh nghiệm và hòa cùng với các cô chú người Cor ngồi quay quần bên bếp lửa hồng để sưởi ấm đôi bàn tay cho đỡ rét , cùng với đó là những câu chuyện với đời, với nghề , với những phương hướng  nhiệm vụ kế tiếp làm sao để các con tiếp thu nhanh hơn, làm sao để các con học tốt hơn mỗi ngày. Nghề giáo mỗi năm một lớp đưa từng chuyến đò sang sông để những chuyến đò ấy chạm đến bến bờ của tri thức là những đêm thức trắng miệt mài bên trang giáo án.

Khác với cô giáo miền xuôi, cô giáo vùng cao không quần là, áo lượt không môi son má phấn mà chân chất đến lạ lùng để phù hợp với hoàn cảnh của các em, mỗi thầy cô giáo cũng giống như  người Cor , là một người bản xứ thật sự để hòa cùng các em để hiểu các em, để hiểu cả những nổi khó khăn của gia đình em làm được điều đó chỉ có thể là cô giáo vùng cao.

Đầu năm học mới chính thầy cô giáo là những người mua cho các em cuốn sách , cái vở, cũng chính thầy cô giáo là người đã bao cho các em từng cuốn sách từng quyển vở, cũng chính thầy cô giáo vùng cao điểm lẻ đi khắp nơi trong thôn để tìm kiếm các em hỏi han vì sao con không đến lớp. Cũng chỉ những thầy cô giáo vùng cao mới đủ tâm để hiểu và bao dung cho những lí do “dép em rách, quần áo em chưa khô”…. Hay hàng vạn những lí do không tên cho việc vì sao con không đến lớp. Cũng chính thầy cô giáo vùng cao mới đủ kiên nhẫn nói đi nói lại, giảng đi giảng lại từng câu từng chữ, từng con số mà em chưa hiểu. Tình thương yêu, sự tận tụy đó đều đến từ trái tim chân thành của người cô giáo già.

Gắn bó gần 30  năm tại ngôi trường Trà Bùi từ mái tóc xanh , làn da mịn màng , đôi chân dẻo dai và rắn chắc nay đã không còn nữa mái tóc điểm sương, đôi chân đã không còn dẻo dai rắn chắc nữa tôi vẫn miệt mài cùng các em tại điểm lẻ thôn Tang, vẫn vượt qua hơn 20 cây số , đoạn đường đốc đá cheo leo để đến với các em.

Đoạn đường đi thôn Tang những ngày mưa

 

Ngoài những lúc giảng bài miệt mài thì cũng có những lúc cô trò chơi đùa cùng nhau, cùng nhau trồng hoa xung quanh trường để giảm bớt đi những căng thẳng mệt mỏi. Tôi cũng tạo cho các con hứng thú vui vẻ , có bữa tôi cũng khoát lên mình chiếc áo dài truyền thống để vừa có thêm động lực cho bản thân vừa giáo dục các con về bộ quốc phục của dân tộc, về những điều mà chúng ta tự hào.

Hình ảnh cô trò cùng nhau trồng hoa

 

Cùng với sự phát triển của xã hội ngôi trường của chúng tôi cũng có sự thay đổi theo thời gian trường lớp khang trang hơn, bàn ghế cũng sạch đẹp hơn để các em vui bước đến trường.

Một giờ học

 

Đã qua gần 30 năm tôi thấm thía những nỗi gian nan vất vả với nghề nhưng cũng yêu sao tình yêu cháy bỏng với nghề. Đằng sau những giọt mồ hôi là những nụ cười bất tận cùng các con thơ mỗi ngày. Có những lúc giận dữ tôi cũng quát , cũng la, cũng mắng để giờ đây cùng với đồng đội ngồi nhìn bếp lửa đang đỏ hồng sưởi ấm cho đôi bàn tay thì nơi khỏe mắt tôi lại thấy cay cay và hàng vạn câu hỏi vì sao đặt ra cho tôi. Tại sao mình lại la? Vì sao mình lại mắng? Tại sao lại không nhẹ nhàng với các con hơn  chút nữa? Tôi tự dặn lòng mình sẽ không như thế sẽ dịu dàng với các con, với ý nghĩ đó cùng với ngọn lửa đang rực cháy  đã sưởi ấm cho trái tim tôi. Nhìn ngọn lửa nơi đại ngàn đó không còn là một ngọn lửa vô tri vô giác nữa mà dừng như lửa lòng trong tôi đang rực cháy để viết tiếp, để gieo thêm tri thức cho những mảnh đời còn cơ cực.

Tổng kết năm học tại điểm thôn Tang

                                                                                                             Đôi dòng tâm sự

                                                                                                        GV: Nguyễn Thị Bích Yến